Contents
- 1 Bài đọc – hiểu là một dạng bài tập luôn xuất hiện trong các đề thi. Nhưng chúng ta đã thực sự biết cách làm bài đọc – hiểu hiệu quả hay chưa? Cùng xem nhé!
- 1.0.0.1 Bước 1: ĐỌC LƯỚT qua văn bản
- 1.0.0.2 Bước 2: Lưu ý các thông tin quan trọng được đề cập trong văn bản và trả lời các câu hỏi THÔNG TIN
- 1.0.0.3 Bước 3: Chú ý các từ khóa được sử dụng trong văn bản và trả lời các câu hỏi TỪ VỰNG
- 1.0.0.4 Bước 4: Khái quát lại nội dung của văn bản và trả lời các câu hỏi NỘI DUNG.
- 1.0.1
- 1.0.2 Không hề khó phải không? Thử áp dụng vào một số bài đọc dưới đây nhé!
Bài đọc – hiểu là một dạng bài tập luôn xuất hiện trong các đề thi. Nhưng chúng ta đã thực sự biết cách làm bài đọc – hiểu hiệu quả hay chưa? Cùng xem nhé!
Nhìn chung, khi gặp một bài đọc, đa số chúng ta sẽ có xu hướng đọc kĩ cả văn bản rồi đọc các câu hỏi để trả lời tuần tự. Nhưng việc này sẽ làm mất rất nhiều thời gian làm bài và tạo một cảm giác căng thẳng trong quá trình làm bài. Vậy cách làm đúng là gì?
Để làm bài đọc – hiểu, có 4 bước mà Linh Vu English giới thiệu với những người học tiếng Anh như sau:
Bước 1: ĐỌC LƯỚT qua văn bản
Bước 2: Lưu ý các thông tin quan trọng được đề cập trong văn bản và trả lời các câu hỏi THÔNG TIN
Bước 3: Chú ý các từ khóa được sử dụng trong văn bản và trả lời các câu hỏi TỪ VỰNG
Bước 4: Khái quát lại nội dung của văn bản và trả lời các câu hỏi NỘI DUNG.
Thế nào là đọc lướt? Đọc lướt là ta chỉ nhìn qua thật nhanh những nội dung được thể hiện trong văn bản và xác định những vấn đề chính, quan trọng được đề cập đến. Hoạt động này sẽ giúp ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian làm bài, tránh ảnh hưởng tới việc làm những bài khác.
Sử dụng những thông tin nắm bắt được và trả lời các câu hỏi mang tính thông tin. Ví dụ như những câu hỏi về các mốc thời gian, các địa điểm, các chi tiết nhỏ,… liên quan đến vấn đề được nêu trong toàn văn bản.
Dựa vào các yếu tố ngữ cảnh, các từ khóa được sử dụng trong văn bản và phương pháp loại trừ để trả lời các câu hỏi từ vựng. Những câu hỏi này có thể hỏi về các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc định nghĩa,… của các từ được cho sẵn.
Từ việc tích lũy thông tin từ việc làm những câu hỏi trên, khái quát nội dung toàn đoạn để trả lời những câu hỏi nội dung. Các đề bài thường đưa ra những câu hỏi như nội dung chính của văn bản, đoạn liền trước đoạn văn đầu hay đoạn kế tiếp đoạn văn cuối có thể nói về nội dung gì, ý của tác giả là gì,…
Không hề khó phải không? Thử áp dụng vào một số bài đọc dưới đây nhé!